Bác sỹ cho tôi các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm Amidan? Trẻ em có nên cắt Amidan không?
Kính gửi chị Yến!
Amidan (hay còn họi là hạnh nhân khẩu cái) là cơ quan bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, amidan rất cần thiết trong hệ miễn dịch và là nơi tiệt trùng cho cơ thể mạnh nhất so với các cơ quan cùng nhóm. Amidan hình thành tuyến miễn cách diệt các vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng và đường hô hấp. Khi trẻ bị viêm amidan sẽ có những dấu hiệu sau: Amidan trông đỏ hơn bình thường;
Có những đám trắng hoặc vàng phủ trên amidan; Thay đổi giọng nói do amidan sưng lên, nói giọng “ồm ồm”; Đau họng; Nuốt khó và đau; Nổi hạch ở cổ; Sốt.Còn khi VA của trẻ bị “to”, sưng, thường có biểu hiện khó thở qua mũi hoặc trẻ sẽ phải há mồm để thở. Ngoài ra, trẻ còn có những tiếng khò khè khi thở ban ngày; Có tiếng ngáy khi ngủ đêm; Thỉnh thoảng có ngừng thở vài dây trong đêm, khi ngủ ngáy. Trong thời gian qua, rất nhiều phụ huynh cũng đã gửi câu hỏi tới website nhờ bác sỹ tư vấn về việc có nên cắt amidan cho trẻ hay không và nên cắt như thế nào. Như đã nói ở trên, amidan chính là cơ quan phòng vệ hữu hiệu nhất trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vì thế , nếu trẻ lên cân đều đặn, phát triển bình thường, amidan trắng hồng, trơn láng và không bị viêm mãn tính thì không nên cắt amidan cho trẻ. Rất nhiều người có quan niệm “cắt amidan trẻ sẽ lớn nhanh hơn”, đây là một quan niệm sai lầm. Chỉ nên cắt amidan khi bé hơn một lần bị viêm amidan cấp, amidan nhiễm trùng và có mủ. Bé được bác sĩ chẩn đoán viêm amidan mãn tính, khó nuốt khi ăn, ngủ ngáy, khó thở và có khả năng ngừng thở khi ngủ vì amidan sưng quá to. Amidan viêm sưng tái phát nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe của bé (trên 5 lần/năm). Chỉ định cắt amidan phải được xác định bởi bác sỹ chuyên khoa Tai – Hũi – Họng và bé cần phải được khám lâm sàng thật kỹ trước khi quyết định cắt amidan.
Phẫu thuật cắt amidan là một phẫu thuật đơn giản nhưng cũng có khá nhiều biến chứng tiềm ẩn bên trong vì khu vực amidan liên quan đến nhiều dây thần kinh quan trọng và thường ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Cám ơn chị đã gửi câu hỏi tới Bệnh viện. Trân trọng. Phòng khám Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa An Việt
Bác sỹ cho tôi triệu chứng thường gặp của bệnh Viêm Mũi Dị Ứng là gì?
Bệnh viêm mũi dị ứng được coi là phản ứng của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào trong hệ hô hấp. Các nguyên nhân và biểu hiện thường thấy như: Sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, có thể kèm theo ngứa mắt, ngứa vòm họng.
– Bệnh nhân hoặc gia đình thường có tiền sử hen suyễn, chàm, viêm da dị ứng, nổi mày đay.
– Khám nội soi mũi thường thấy niêm mạc mũi nhợt màu, phù nề, nước mũi trong.
– Nếu bệnh kéo dài, có thể ảnh hưởng dến các cơ quan khác như polyp mũi, viêm họng hạt, viêm tai giữa thanh dịch, thâm quầng mi mắt. Viêm mũi dị ứng được chia làm 3 loại như sau:
– Viêm mũi dị ứng theo mùa: Bệnh tái phát theo mùi chẳng hạn như mùa hoa nở người bệnh dễ dàng hít phải các loại bào tử nấm hay phấn hoa ở trong không khí dẫn tới hiện tượng dị ứng.
– Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thể bệnh này xuất hiện quanh năm chứ không theo mùa, thời tiết hay các nguyên nhân khác.
– Viêm mũi do nghề nghiệp: Một số ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với các chất gây khói bụi và ô nhiễm nặng…dẫn tới hiện tượng dị ứng. Khi bệnh trở thành mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, vì vậy người bệnh cần có những kiến thức cơ bản để phòng và điều trị bệnh kịp thời. Đồng thời, khám kiểm tra thường xuyên tình trạng bệnh tại các cơ sở y tế chuyên về Tai Mũi Họng. Chúc anh mau chóng khỏi bệnh. Trân trọng cám ơn, Phòng khám Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa An Việt Thu gọn
Bác sỹ cho tôi hỏi trẻ mấy tuổi thì có thể cắt amidan được?
Câu hỏi chị gửi tới Bệnh viện cũng là câu hỏi thường gặp và được rất nhiều các bậc phụ huynh qun tâm, và cũng là vấn đề thường bị hiểu sai nhiều nhất do sự truyền miệng với nhau giữa các bậc phụ huynh, hoặc cũng có thể do sự tư vấn không chính xác của chính các nhân viên y tế. Thật sự thì việc cắt amidan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh do amidan gây ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy, amidan là gì? Mũi miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, dễ bị xâm nhập và gây hại bởi vi khuẩn, virus, ô nhiễm không khí, thức ăn… Không khí hít vào qua mũi, thức ăn qua miệng có chứa nhiều loại vi khuẩn. Vi khuẩn bám vào amidan, bạch cầu bắt lấy vi khuẩn đem vào bên trong. Nơi đây vi khuẩn được nhận diện và cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để diệt vi khuẩn. Amidan lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người. Nhiệm vụ miễn dịch của amidan rất cần thiết để bảo vệ cơ thể. Amidan thường bắt đầu hoạt động lúc bạn 3 tuổi. Nó phát triển ở tuổi thiếu nhi và teo dần ở tuổi dậy thì. Phẫu thuật amidan rất phổ biến, song cần có chỉ định chặt chẽ của bác sỹ chuyên khoa khi amidan viêm mạn tính nhiều lần, gây biến chứng, tắc nghẽn đường thở trên làm khó nuốt, ngáy, ngưng thở khi ngủ…Phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa An Việt được biết đến là một trong những địa chỉ tin cậy về chẩn đoán và điều trị Amidan và các bệnh lý liên quan đến Tai Mũi Họng. Tại đây, không chỉ được trang bị cơ sở vật chất, máy móc, phòng khám, phòng mổ hiện đại theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế mà còn hội tụ đội ngũ các chuyên gia hàng đầu về Tai Mũi Họng trong cả nước như: PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa TMH Bệnh viện THM TW; PGS.TS.BS Nguyễn Hoang Sơn – Chủ tịch hội TMH Hà Nội và các tỉnh phía bắc – Nguyên trưởng khoa TMH Bệnh viện TMH TW,… Chị có thể gọi điện đến tổng đài của bệnh viện: 0462 628 628 hoặc số Hotline 0968 08 55 99 để được tư vấn thêm hoặc đến trực tiếp bệnh viện, địa chỉ 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội. Chúc chị và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. Trân trọng cám ơn, Phòng khám Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa An Việt. Thu gọn
Tôi có cháu nhỏ 12 tháng tuổi, hiện cháu đang bị ho và sổ mũi kéo dài đã 03 tuần, mặc dù tôi đã đưa cháu đi khám ở bệnh viện rất nhiều lần và được các bác sĩ cho nhiều loại kháng sinh để điều trị nhưng hiện nay tình trạng ho, ngạt mũi chảy nước mũi vàng, đặc, rất nhiều đờm trong cổ họng của cháu vẫn không giảm. Đêm ngủ cháu thở rất khó khăn do ngạt mũi và khi tôi dùng nước muối biển nhỏ cho cháu thì đờm chảy xuống họng gây ho liên tục và nôn sau khi ăn?
Khi trẻ bị ho và sổ mũi, chị hãy nhanh chóng giữ ấm, vệ sinh mũi cho trẻ và tham khảo một số bí quyết đơn giản sau đây. Có thể bé sẽ tự vượt qua đợt ốm và có hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh mà không cần dùng kháng sinh hay các loại thuốc nhiều tác dụng phụ khác.
Làm thông thoáng mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý (Nacl 0,9%) thường xuyên mỗi ngày từ 6 – 10 lần hoặc sử dụng nước muối sinh lý dạng phun sương.
Cho cháu ở nơi thông thoáng tránh bụi và khói thuốc.
Đưa cháu đến phòng khám chuyên khoa Tai Mũi Họng Nhi để làm kháng sinh đồ và điều trị kháng sinh thích hợp. Chụp X quang xem cháu có bị VA (sùi vòm) hay không ? Nếu trong trường hợp phải nạo VA thì phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Chúc bé nhà chị mau chóng khỏe.
Trân trọng cám ơn.
Phòng khám Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa An Việt
Tại sao trẻ em lại bị viêm tai giữa nhiều hơn người lớn?
Viêm tai là một bệnh lý khá phổ biến đặc biệt là viêm tai giữa cấp (hay gặp ở trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo). Bệnh viêm tai giữa phổ biến nhất trong các bệnh lý của tai, được xếp vào nhóm bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp tính. Viêm tai giữa cấp có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị hợp lý.
Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa).
Có rất nhiều người cũng đã từng thắc mắc là tại sao trẻ nhỏ thường mắc bệnh viêm tai giữa nhiều hơn người lớn? câu trả lời là do vòi nhĩ của trẻ chưa hoàn chỉnh, vẫn thông với mũi nên rất dễ bị tắc nghẹt do chất nhầy trong mũi chuyển sang.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vòi nhĩ (vòi Ơ-xtat, nối hòm tai và họng mũi) ngắn hơn, khẩu kính lớn hơn ở người lớn nên vi trùng và các chất xuất tiết ở mũi họng rất dễ lan lên tai giữa, nhất là khi em bé nằm ngửa thì tai sẽ ở vị trí thấp hơn mũi họng. Nếu em bé khóc, vòi nhĩ sẽ mở rộng thêm làm cho các chất xuất tiết ở mũi họng theo đó chảy vào hòm tai.
Điều cần nhớ việc chẩn đoán và điều trị viêm tai giữa phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà không được thăm khám của các thầy thuốc chuyên khoa vì có thể để lại những di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều cha mẹ thấy con viêm tai giữa đã tự ý mua thuốc điều trị theo mách bảo. Điều này là rất nguye hiểm và có thể gây biến chứng điếc do ngộ độc thuốc kháng sinh hoặc không khỏi mà trở thành mạn tính.
Trân trọng cám ơn, Thu gọn
Bé nhà em thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến Tai, Mũi , Họng. Vậy, bác sỹ cho em hỏi cách phòng chống bệnh Tai, Mũi, Họng ở Trẻ nhỏ được không?
Cơ thể trẻ còn non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, sức đề kháng kém nên rất dễ nhiễm bệnh trong nên phải giữ ấm cho trẻ đúng cách trong mùa đông và vào các thời điểm giao mùa. Bởi nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo vào mùa đông rất dễ dẫn đến các bệnh như cảm lạnh, sổ mũi, viêm đường hô hấp… nguy hiểm có hại cho sức khỏe của trẻ sau này. Sau đây, Phòng khám Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa An Việt sẽ tư vấn cho anh/chị tham một số cách chăm sóc cho trẻ tốt nhất vào mùa đông.
1, Giữ ấm cơ thể: Tránh để cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nên trang bị đầy đủ quần áo, khăn choàng ấm, khẩu trang…mỗi khi đi dưới trời lạnh.
2, Không để trẻ ngoáy mũi thường xuyên khi trẻ bị viêm mũi, nếu thấy trẻ có các dấu hiệu của viêm mũi, chảy mũi cần phải xì mũi thường xuyên để mũi thông thoáng và trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Bởi nếu để trẻ ngoáy mũi nhiều sẽ gây tổn thương cho niêm mạc mũi, vỡ mạch máu và gây chảy máu và khiến cho mũi bị nhiễm khuẩn.
3, Tránh để trẻ tiếp xúc với các môi trường ô nhễm, có nhiều khói thuốc lá, bụi công nghiệp vì như vậy sẽ khiến màng mũi bị khô, mũi sẽ bị kích ứng và dễ mắc các bệnh đường hô hấp nhiều hơn.
4, Thường xuyên vệ sinh tai mũi họng: Nên sử dụng nước muối sinh lí hàng ngày để súc miệng, vệ sinh mũi…
5, Điều trị dứt điểm: Khi mắc bệnh tai mũi họng, chị nên điều trị dứt điểm, kịp thời để tránh việc biến chứng thành căn bệnh nguy hiểm khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, đây còn là cách để hạn chế bệnh lí trên tái phát nhiều lần. Chị cũng nên đưa trẻ đi khám thường xuyên tại các cơ sở y tế, bệnh viên để có thể kịp thời phát hiện các bệnh về tai mũi họng và chữa trị kịp thời.
Chị có thể gọi điện đến tổng đài của bệnh viện: 0462 628 628 hoặc số Hotline 0968 08 55 99 để được tư vấn thêm hoặc đến trực tiếp bệnh viện, địa chỉ 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
Chúc bé nhà chị mau khỏe.
Trân trọng cám ơn,